Hướng dẫn thay thế dây curoa tổng Toyota

QUY TRÌNH THAY THẾ DÂY CUROA TỔNG TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA

Như ta đã biêt, dây curoa tổng là chi tiết vô cùng quan trọng. Đã có nhiều trường hợp thương tâm khi không chịu thay thế dây curoa tổng thường xuyên như gãy hết dàn cò mổ trong hệ thống phối khí. Đang chạy thì máy phát không hoạt động dẫn đến hệ thống đánh lửa không thể đánh lửa được và chết máy. Quạt gió hệ thống điều hòa không khí không hoạt động do bơm quạt gió không còn được đẫn dộng bởi Pulley trục cơ,…

hướng dẫn thay thế dây curoa tổng Toyota – Loại không có bi tăng tổng (Không có Bulong điều chỉnh)

Trước tiên, hướng dẫn thay thế dây curoa tổng Toyota sẽ sơ lược tổng quan về lý do tại sao phải thay thế dây curoa tổng hoặc điều chỉnh dây curoa tổng sau 1 thời gian vận hành động cơ. Do đơn giản, sau 1 thời gian hoạt động của động cơ thì curoa sẽ bị dãn ra hoặc bị ăn mòn. Việc thay thế sẽ cần thiết khi dây curoa đã lão hóa, nếu mức độ nhẹ hơn thì ta chỉ cần điều chỉnh độ căng curoa và tiếp tục quá trình vận hành động cơ.

Trong các loại Pulley trang bị trên Toyota có rất nhiều loại khác nhau. hướng dẫn thay thế dây curoa tổng Toyota liệt kê ra khá chi tiết các dạng và phương pháp thay thế cũng như quy trình căng curoa của nó. Ví dụ như: Tùy theo phương pháp điều chỉnh độ căng curoa mà ta chia làm 4 phương pháp thay thế và căng curoa như:

  • Loại không có Pulley căng curoa (Không có Bulong điều chỉnh)
  • Loại không có Pulley căng curoa (Có Bulong điều chỉnh).
  • Loại một đai uốn khúc.
  • Loại có Pulley căng curoa (Loại này hiện nay được sử dụng phổ biến do đảm bảo được độ căng curoa cần thiết).
  • Tùy theo từng cách căng curoa mà sẽ có phương pháp thay thế và quy trình căng curoa đặc thù.

1.Loại không có bi tăng cam (không có bulông điều chỉnh) ​

Đối với loại không có puly tăng cam (không có bulông điều chỉnh), lực căng của curoa dẫn động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần.​Đối với động cơ 1NZ-FE​1.Tháo curoa dẫn động​(1)Nới lỏng bulông bắt và bulông 2 và 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng curoa. ​(2)Đẩy máy phát về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo dây đai ra.​

CHÚ Ý:
Kéo dây đi để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây curoa

2/Loại không có puly căng curoa
(có bulông điều chỉnh)

Đối với loại không có puly căng dây curoa (có bulông điều chỉnh), độ căng của dây curoa được tạo ra bằng cách dịch chuyển các bộ phận phụ trợ khi xoay bulông điều chỉnh.
Đối với động cơ 1MZ-FE​

+/ Tháo dây curoa tổng

(1)Nới lỏng bulông bắt 2 và bulông xiết 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng dây curoa.​(2)Nới lỏng bulông điều chỉnh 4, đẩy máy phát về phía nới lỏng dây curoa và sau đó tháo dây curoa ra. ​CHÚ Ý:​Nếu bulông điều chỉnh 4 được nới lỏng trước khí nới lỏng bulông xiết 3, bulông điều chỉnh 4 có thể bị biến dạng.

+/Lắp dây curoa tổng

(1)Với bulông bắt 2, bulông xiết 3, và bulông điều chỉnh 4 đã nới lỏng, lắp dây curoa vào tất cả các puly. ​(2)Đẩy máy phát theo hướng sẽ làm căng dây curoa và giữ lấy nó. ​(3)Dùng tay xiết bulông điều 4 chỉnh tối đa​(4)Xiết bulông điều chỉnh 4 bằng dụng cụ, kiểm tra độ căng dây curoa, và sau đó xiết bullông xiết 3 trước rồi bulông bắt 4 sau. ​•Xiết bulông điều chỉnh 4: Tăng lực căng.​•Nới lỏng bulông điều chỉnh 4: Giảm lực căng. ​

3.Loại một dây tổng uốn khúc

Đối với loại một dây curoa tổng uốn khúc, không cần phải điều chỉnh độ căng dây curoa. Bộ căng curoa tự động sẽ tác dụng lực căng vào dây curoa.​Đối với động cơ 1JZ-GE

+/Tháo dây curoa tổng

1 Puly bộ căng dây curoa
2 Dây curoa tổng
3 SST (chìa vặn bộ căng đai gân chữ V) hay chòng
​(1)Cố định puly bộ căng curoa bằng chòng hay SST, xoay puly bộ căng dây curoa theo chiều kim đồng hồ và nhả dây curoa. ​(2)Tháo dây curoa tổng

+/Lắp dây curoa tổng

1 Puly bơm trợ lực lái
2 Bộ báo bộ căng dây curoa tổng
3 SST (chìa vặn bộ căng đai gân chữ V) hay chòng
​(1)Lắp dây dây curoa tổng lên tất cả các puly trừ puly bơm trợ lực lái.​GỢI Ý: ​Puly cuối cùng mà dây curoa lắp lên sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ.​(2)Cố định puly bộ căng curoa bằng chòng hay SST, quay puly bộ căng curoa theo chiều kim đồng hồ, và lắp dây curoa lên puly bơm trợ lực lái.​(3)Để kiểm tra độ căng, hãy chắc chắn rằng vị trí của dấu kim chỉ độ căng đai.
​Tiêu chuẩn::
Dây đai mới: Nằm trong A
Dây đai cũ: Nằm trong B ​

4/Loại có Pulley căng curoa (Loại này hiện nay được sử dụng phổ biến do đảm bảo được độ căng curoa cần thiết).

Đối với loại có puly căng curoa, một puly căng curoa được sử dụng để tác dụng lực căng vào dây curoa.​Đối với động cơ 2L​

+/Tháo dây curoa

 1 Dây curoa dẫn động
2 Puly căng curoa
3 Đai ốc hãm
4 Bulông điều chỉnh

(1)Nới lỏng đai ốc hãm.​(2)Nới lỏng bulông điều chỉnh và tháo curoa dẫn động ra khỏi puly căng curoa.

+/Lắp dây curoa tổng

1 Dây curoa dẫn động
2 Puly căng curoa
3 Đai ốc hãm
4 Bulông điều chỉnh

1)Lắp dây curoa dẫn động lên tất cả các puly.​(2)Xiết bulông điều chỉnh để điều chỉnh độ căng dây curoa.​•Xiết bulông điều chỉnh: Tăng lực căng.​•Nới lỏng bulông điều chỉnh: Giảm lực căng.​GỢI Ý:
Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn sẽ làm tăng độ căng của dây dây curoa. Hãy điều chỉnh độ căng nhỏ hơn một chút so với giá trị tiêu chuẩn. ​(3)Xiết đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn.​(4)Kiểm tra độ căng của dây đai​

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

challenges-icon chat-active-icon